top of page

ESG VÀ BÁO CÁO ESG


Kể từ khi Việt Nam có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26, cũng như những chuyển dịch nhanh chóng của thị trường quốc tế theo xu hướng kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn. Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG hiện nay đang dần không còn là sự lựa chọn mà trở thành yếu tố quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới.


Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động bắt đầu ngay từ bây giờ, việc áp dụng ESG không chỉ dừng lại ở mức chạy theo những yêu cầu từ phía đối tác, thị trường, nhà đầu tư hay quy định của luật pháp, mà cần khai thác ESG để nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, tạo ra giá trị mới và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp.


ESG là gì?

ESG là cụm từ viết tắt bởi Environmental (Môi trường); Social (Xã hội)Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

Các yếu tố môi trường: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tác động đến môi trường-sử dụng tài nguyên- năng lượng bền vững, các phương án và thực hành bảo vệ môi trường.

Các yếu tố xã hội liên quan đến nhân quyền, quản lý lao động và đối xử công bằng với khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Các yếu tố quản trị bao gồm chính sách quản lý, đạo đức kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo và quản lý rủi ro.


Nhu cầu ESG như thế nào?

Theo quy định tại Việt Nam, những doanh nghiệp nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán thì mới buộc phải công bố báo cáo ESG. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu về thị trường hiện nay đặc biệt là các thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu chưa tới 100 tỷ nhưng cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.



Doanh nghiệp Việt Nam “sôi động” trước cuộc chơi ESG


Báo cáo triển vọng kinh doanh 2023 của UOB cho thấy xu hướng ESG được hưởng ứng ngày càng mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, 94% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thức rõ mức độ quan trọng của phát triển bền vững và 51% đã chính thức thực hành ESG. 


Không còn dừng ở mức nhận biết hay đơn thuần, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hành động thiết thực hơn và xem ESG là trọng tâm của thời cuộc. Hơn nữa, Việt Nam còn được xem là 1 trong những quốc gia đi đầu trong khu vực chuyển dịch theo quá trình xây dựng “nền kinh tế xanh”. 

Sự cố gắng của doanh nghiệp chưa có được kết quả như ý

Thế nhưng, 3 tiêu chí trọng tâm E-environment (môi trường), S-social (xã hội) và G-government (chính phủ) của bộ tiêu chuẩn ESG đều bao hàm những yêu cầu khắt khe riêng. 

Chẳng hạn như, minh bạch tài chính, các chứng nhận về chất liệu/quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hay bảo đảm công bằng xã hội, chống chế độ thời hiện đại. Đây là thách thức lớn đối với Việt Nam- một nền kinh tế trẻ “xuất thân” nông nghiệp và phụ thuộc vào gia công sản xuất. 

Theo báo cáo phát triển bền vững 2023 của KPMG, Việt Nam có sự thay đổi nổi bật nhưng chưa thực sự hiệu quả ở tất cả các khía cạnh của ESG. Chẳng hạn như, nguyên vật liệu đầu vào vẫn chưa được quản lý chặt chẽ:

  • 91% nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp vẫn chưa minh chứng được tính bền vững và cũng không được phân loại theo các yêu cầu của ESG.

  • Trong khi đó, tỷ lệ này ở các công ty top đầu chỉ dao động từ 23% đến 29%.

Ở đầu mục cắt giảm carbon nhằm giảm biến đổi khí hậu thì Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao. Mục tiêu cắt giảm lượng carbon của Việt Nam chỉ đạt 10%. Ngoài ra, những quy định về sử dụng lao động hướng đến việc công bằng xã hội cũng khiến các doanh chủ loay hoay vì vốn dĩ nhân công giá rẻ là lợi điểm nổi bật nhất của Việt Nam. 



ESG ở Việt Nam cần nhiều bên liên quan phối hợp chặt chẽ: công chúng nên cởi mở hơn với những thương hiệu xanh, chính phủ nên thiết lập các chính sách hoạch định riêng để phát triển nền kinh tế bền vững. Quan trọng hơn cả, mỗi doanh nghiệp tự chuẩn bị trước cả kiến thức và nguồn lực mới có thể chinh chiến trong hành trình này.

Báo cáo ESG là gì?

Báo cáo ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành yếu tố quyết định đối với các doanh nghiệp tiên phong. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty đang đối mặt với áp lực cần phải thay đổi tích cực, nhằm đo lường, công bố và cải thiện hiệu quả các vấn đề liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) trên ba khía cạnh cụ thể như sau:

Môi trường: khí thải carbon, quản lý nước và chất thải, cung cấp nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu.

Xã hội: đa dạng, công bằng và hòa nhập, quản lý lao động, bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư, quan hệ cộng đồng.

Quản trị: quản trị doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

báo cáo và chỉ số ESG không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của công ty, mà còn tạo nền tảng cho một câu chuyện đầy cảm hứng về tác động của doanh nghiệp đối với thế giới. 

Bằng cách tích hợp ba yếu tố ESG vào báo cáo và chiến lược tổng thể, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp mạnh mẽ rằng họ đang thực hiện các hành động thiết thực và chủ động nâng cao khả năng tồn tại và sinh lời trong dài hạn.

Điều này không chỉ giúp xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan trong kinh doanh, mà còn khẳng định cam kết của công ty đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn và giải pháp bền vững.

Các bước xây dựng báo cáo ESG

ESG – Bộ tiêu chuẩn GRI

ESG và các TCVN ISO


Bạn đã sẵn sàng trong hành trình xây dựng báo cáo ESG của doanh nghiệp mình chưa?

Việc soạn thảo một báo cáo ESG hấp dẫn và có tác động là một thử thách đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ chức và sự hiểu biết sâu sắc về tổ chức để hướng tới các mục tiêu ESG chung. Các tổ chức thường bắt đầu bằng việc đánh giá độ sẵn sàng và đầy đủ của dữ liệu về hoạt động ESG tại doanh nghiệp. 

Báo cáo cần trình bày các giá trị, mô hình quản lý của tổ chức và thể hiện mối liên hệ giữa chiến lược và cam kết của tổ chức đối với nền kinh tế toàn cầu bền vững. Đây là mối liên kết giữa con người, hành tinh, lợi nhuận và tổ chức của bạn.

Các công ty phát hành báo cáo phát triển bền vững cần chứng minh tính xác thực của dữ liệu được công bố. Ngoài ra còn có các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến các khía cạnh xã hội – môi trường khác nhau. Để đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ của thông tin, điều quan trọng là phải có được sự đảm bảo của bên thứ ba cho các nội dung được thể hiện trong báo cáo. Vì vậy các công ty cần hỗ trợ trong việc:

Thực hiện kiểm tra chiến lược bền vững.

Thực hiện phân tích lỗ hổng theo hướng dẫn của GRI.

Có các chứng nhận, xác thực của bên thứ ba.


0 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page